Bài mới nhất

Menu

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

QUẢN LÝ THỦY SẢN

THIẾT BỊ TÀU CÁ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

KINH TẾ THỦY SẢN

Recent Posts

Analysis of catch rates of LED lamps using on the falling-net fishing vessels in South China Sea

20 tháng 8, 2024 / No Comments
Falling nets are a type of fishing gear that appeared and developed rapidly in the northern of South China Sea in the early 1990s. We have developed Light-emitting diode (LED) fishing lamps to replace metal halide (MH) lamps that reduce fuel consumption without reducing the catches. We conducted marine light-fishing experiments in the northern South China Sea during September 20 to 26, 2019 and August 29 to 31, 2021. The results in the first fishing experiment show that there is no significant change in catch of the falling-net fishing vessel when the white LED lamps (with a total power of 36 kW) were used instead of MH lamps (with a total power of 120 kW). Coleoidea catches of the falling-net fishing vessel increased significantly when white LED lamps (with a total power of 36 kW) and cyan LED lamps (with a total power of 6.0 kW) were used. The results in the second fishing experiment show that the total weight of catches of the cyan LED fishing lamps is more than that of the white LED fishing lamps, and the cyan LED light can attract Penaeus merguiensis, Thryssa dussumieri and Sardinella zunasi more effectively than the white LED light.
Analysis of catch rates of LED lamps using on the falling-net fishing vessels in South China Sea


Ứng dụng công nghệ không gian địa lý (GIS, GPS, RS) trong xây dựng bản đồ hiện trạng

24 tháng 2, 2024 / No Comments

Tài liệu tập huấn kỹ thuật "Ứng dụng công nghệ không gian địa lý (GIS, GPS, RS) trong xây dựng bản đồ hiện trạng" gồm 3 chương:

Chương 1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MAPINFO

Chương 2. Hướng dẫn sử dụng GPS

Chương 3. Kỹ thuật giải đoán ảnh xây dựng lớp bản đồ hiện trạng rừng

Ứng dụng công nghệ không gian địa lý (GIS, GPS, RS) trong xây dựng bản đồ hiện trạng

Xem tài liệu full dưới đây:

Biện pháp phát triển nghề nuôi cá hồ chứa nhỏ ở châu Á

18 tháng 12, 2023 / No Comments

Chúng tôi xin trân trọng được giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Biện pháp phát triển nghề nuôi cá hồ chứa nhỏ ở châu Á. Đây là kết quả của sự hợp tác và nỗ lực nghiên cứu cùng với sự đóng góp của nông dân, ngư dân, cộng đồng dân cư xung quanh các các hồ chứa nước và hồ tự nhiên, các cán bộ kỹ thuật và các nhà khoa học của một số quốc gia như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia, Lào, Sri Lan-ca và Việt Nam. Mục tiêu của cuốn sách không nhằm hướng dẫn thực hành như tài liệu khuyến ngư, mà thực sự là công trình tổng kết kinh nghiệm từ kết quả thực tế của nhiều địa phương, kết quả nghiên cứu khoa học, và những cơ sở lý thuyết liên quan đến lĩnh vực này. 

Biện pháp phát triển nghề nuôi cá hồ chứa nhỏ ở châu Á

Phạm vi ứng dụng của tài liệu: Nghề nuôi cá ở các mặt nước như hồ chứa đã chứng minh được khả năng mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao sản lượng cá nuôi, cung cấp thực phẩm có nguồn gốc protein động cho những vùng nông thôn miền núi – nơi thường xuyên thiếu dinh dưỡng. Đây là hoạt động mang tính cộng đồng; bởi vậy, cần có sự hợp tác hài hoà cña nhiều lĩnh vực với mục tiêu chung là: “đảm bảo phát triển bền vững”. Nghề nuôi cá hồ chứa nhỏ không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Cộng đồng dân cư dù có kinh nghiệm hạn chế trong lĩnh nuôi trồng thuỷ sản cũng có thể tham gia một cách hiệu quả, mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể tham tham gia quản lý và cùng hưởng lợi nhuận. Tài liệu này được xuất bản nhằm khuyến khích chính các quốc gia trong khu vực ủng hộ và phổ biến nghề nuôi cá hồ chứa nhỏ, đồng thời cũng đề xuất giải pháp kỹ thuật thực hiện để mang lại hiệu quả cao. 

Liên hệ Tấn Phạm (ĐT: 036.7421.380, email: phamsitan51hh@gmail.com) để được tư vấn từ khâu: Lựa chọn địa điểm, đối tượng, thiết kế và thả lồng nuôi, quản lý khai thác, đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đến khâu khai thác, chế biến, tiêu thụ...

Xem tài liệu full dưới đây:

Xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

6 tháng 12, 2023 / No Comments

“Xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở xã Ninh Ích, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của tác giả Lê Bảo Trung.

Xem tài liệu full dưới đây:

Máy dò ngang - Sonar

/ No Comments

Tính năng của 2 loại máy dò ngang (Sonar) ESR-140 MKII và ESR-3000 như sau:

MÁY DÒ NGANG 10 ĐỘ KODEN ESR-140MKII

Xuất xứ: KODEN Nhật Bản.

Máy dò ngang ESR-140 MKII hoạt động ở tần số 220 kHz với tốc độ quét 10 độ cho phép dò tìm đàn cá ở khoảng cách 450m.

ESR-140 MKII có các ưu điểm:

- Chọn nhanh 5 kiểu màn hình chính: quét tròn 360 độ, quét tròn theo góc, quét tròn lệch tâm, quét mạn, dò đứng.

- Ổn định bằng trọng lực bên trong đầu dò để bù lại độ nghiêng lắc của tàu.

- Hộp điều khiển tích hợp màn hình.

MÁY DÒ NGANG 45 ĐỘ KODEN ESR-3000

Xuất xứ: KODEN Nhật Bản.

KODEN ESR-3000 là máy dò ngang đa tần số với tốc độ quét nhanh 45 độ cho phép dò tìm và phát hiện đàn cá ở khoảng cách lên tới 2000m.

ESR-3000 nổi bật với các tính năng như:  

- Chọn nhanh 5 kiểu màn hình chính: quét tròn 360 độ, quét tròn theo góc, quét tròn lệch tâm, quét mạn, dò đứng.

- Ổn định bằng điện tử bên ngoài để bù lại độ nghiêng lắc của tàu.

- Đánh dấu điểm và cung cấp khoảng cách đến mục tiêu.

Chi tiết xin vui lòng liên hệ: 036.7421.380 (Mr.Tấn), email: phamsitan51hh@gmail.com

An toàn lao động vệ sinh nghề cá

/ No Comments

Tài liệu An toàn lao động vệ sinh nghề cá do Thuyền trưởng Lê Thanh Sơn biên soạn, gồm 6 chương:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Kế hoạch chung về an toàn và vệ sinh trên tàu

Chương 3: An toàn khi làm việc trên tàu

Chương 4: An toàn khi tàu gặp sự cố

Chương 5: Giới thiêu các danh mục kiểm tra về an toàn

Chương 6: Tiếng anh thông dụng trên tàu cá

An toàn lao động vệ sinh nghề cá
Xem tài liệu full dưới đây:

Khuyến nghị thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản trong ngành Thủy sản Việt Nam

/ No Comments

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là công việc vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển và các vùng nước nội địa. Đồng thời, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là công việc sống còn đối với sinh kế, nguồn sống của hàng triệu hộ gia đình ngư dân, với sự hiện diện trên biển của họ là bằng chứng khẳng định chủ quyền quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo.

Tuy nhiên, với thực trạng quản lý, khai thác hiện nay, nguồn lợi ở biển Việt Nam đang suy kiệt nhanh. Quản lý nguồn lợi thủy sản chỉ dựa vào các nguồn lực nhà nước không thể thành công. Đổi mới phương thức quản lý trở thành yêu cầu bức thiết. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tài nguyên, nguồn lợi thủy sản cần dựa vào cộng đồng, với phương thức đồng quản lý. Từ thế kỷ XVI, các Triều Vua Nguyễn đã thực hiện đấu thầu thuế tài nguyên nguồn lợi thủy sản, bằng việc giao các vùng nước ven biển cho cộng đồng ngư dân quản lý. Kết quả đạt được rất tích cực. Kế thừa các bài học của ông cha, vận dụng kinh nghiệm quốc tế, phương thức đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đã được Chính phủ nghiên cứu, đề xuất Quốc Hội đưa vào Luật Thủy sản bổ sung, sửa đổi.

Đồng hành cùng cộng đồng ngư dân triển khai thực hiện Luật Thủy sản, UNDP/GEF SGP phát hành tài liệu “Những khuyến nghị thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản trong ngành Thủy sản Việt Nam”. Nội dung tài liệu tập trung hỗ trợ cho cán bộ chính quyền các cấp, các bên liên quan, cộng đồng ngư dân nâng cao nhận thức về phương thức đồng quản lý và khuyến nghị xây dựng khung kế hoạch hành động thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản bổ sung, sửa đổi.

Khuyến nghị thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản trong ngành Thủy sản Việt Nam
Xem tài liệu full dưới đây: