Khuyến nghị thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản trong ngành Thủy sản Việt Nam
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là công việc vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển và các vùng nước nội địa. Đồng thời, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là công việc sống còn đối với sinh kế, nguồn sống của hàng triệu hộ gia đình ngư dân, với sự hiện diện trên biển của họ là bằng chứng khẳng định chủ quyền quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo.
Tuy nhiên, với thực trạng quản lý, khai thác
hiện nay, nguồn lợi ở biển Việt Nam đang suy kiệt nhanh. Quản lý nguồn lợi thủy
sản chỉ dựa vào các nguồn lực nhà nước không thể thành công. Đổi mới phương thức
quản lý trở thành yêu cầu bức thiết. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tài
nguyên, nguồn lợi thủy sản cần dựa vào cộng đồng, với phương thức đồng quản lý.
Từ thế kỷ XVI, các Triều Vua Nguyễn đã thực hiện đấu thầu thuế tài nguyên nguồn
lợi thủy sản, bằng việc giao các vùng nước ven biển cho cộng đồng ngư dân quản
lý. Kết quả đạt được rất tích cực. Kế thừa các bài học của ông cha, vận dụng
kinh nghiệm quốc tế, phương thức đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đã được Chính
phủ nghiên cứu, đề xuất Quốc Hội đưa vào Luật Thủy sản bổ sung, sửa đổi.
Đồng hành cùng cộng đồng ngư dân triển khai thực hiện Luật Thủy sản, UNDP/GEF SGP phát hành tài liệu “Những khuyến nghị thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản trong ngành Thủy sản Việt Nam”. Nội dung tài liệu tập trung hỗ trợ cho cán bộ chính quyền các cấp, các bên liên quan, cộng đồng ngư dân nâng cao nhận thức về phương thức đồng quản lý và khuyến nghị xây dựng khung kế hoạch hành động thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản bổ sung, sửa đổi.
Mời bạn bình luận cho bài viết " Khuyến nghị thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản trong ngành Thủy sản Việt Nam "